Cách rã đông an toàn nhất là để thực phẩm dưới ngăn mát tủ lạnh cho tan đá dần
Nếu rã đông không đúng cách, vi khuẩn sẵn có trên bề mặt thực phẩm từ trước khi cấp đông sẽ tiếp tục sinh sôi khắp miếng thịt. Trường hợp miếng thịt vẫn còn cứng đã được mang đi nấu sẽ chín không đều, một số phần trong miếng thị có thể không đạt đến nhiệt độ nấu an toàn đủ diệt vi khuẩn.
Có 3 cách rã đông thịt: Tủ lạnh, lò vì sóng và ngâm trong nước lạnh. Dù rã đông theo cách nào cũng cần tuân thủ 4 nguyên tắc:
Thứ nhất, không để thức ăn rã đông ở nhiệt độ phòng, đây là điều kiện lý tưởng khiến vi khuẩn phát triển nhanh, làm tăng khả năng ngộ độc thực phẩm, đặc biệt ở nhóm người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Tuy nhiên thực tế rất nhiều gia đình vẫn đang rã đông theo cách này.
Thứ hai, trước khi rã đông thịt nên kiểm tra bao bì, đảm bảo không bị rách hoặc hở để tránh rò rỉ nước làm ô nhiễm, lây chéo ra thực phẩm khác.
Thứ ba, khi thực phẩm đã rã đông hoàn toàn, tuyệt đối không cấp đông trở lại. Bạn chỉ được phép cấp đông trở lại khi thực phẩm mới tan đá một phần, vẫn còn dính các tinh thể đá trên bề mặt.
Thứ tư,tránh lây nhiễm chéo khi rã đông bằng cách khử trùng bồn rửa, chén đĩa hay hộp chứa thực phẩm rã đông, bên trong lò vi sóng…
Rã đông bằng tủ lạnh
Đây là cách rã đông an toàn nhất, tuy nhiên sẽ hơi mất thời gian. Bạn bỏ thực phẩm cần rã đông vào hộp hoặc đĩa sạch, bọc kín lại rồi để xuống ngăn mát dưới cùng của tủ lạnh để tránh lây nhiễm chéo sang thực phẩm khác.
Theo tính toán, để rã đông 1 con gà 2,5kg cần để thực phẩm dưới ngăn mát 24 giờ. Đối với các loại thịt khác, thời gian rã đông dưới 24 giờ là đủ.
Rã đông bằng lò vi sóng
Trong trường hợp cần rã đông nhanh, bạn có thể sử dụng lò vi sóng để làm nóng thực phẩm, tan đông.
Lưu ý khi rã đông cần lột bỏ các bao bì không an toàn với lò vi sóng như hộp xốp, túi nilon, bìa carton, thay vào đó cần đặt thực phẩm trong hộp hoặc đĩa sâu có nắp hay màng bọc an toàn với lò vi sóng, tránh nước từ thực phẩm chảy ra ngoài.
Với phương pháp này, thực phẩm cần được chế biến ngay vì thịt có thể bị chín một phần.
Rã đông với nước
Rất nhiều người ngâm trực tiếp thực phẩm đông lạnh trong nước để rã đông. Đây là cách làm không đúng
Rất nhiều gia đình thả trực tiếp thực phẩm vào nước lạnh để rã đông, tuy nhiên cách làm này khiến dịch bào chứa chất dinh dưỡng tan ra và hòa vào nước làm mất chất dinh dưỡng, thực phẩm khi nấu cũng bị nhão và nhạt hơn.
Cách rã đông đúng cách là để thực phẩm trong túi nhựa, túi nilon chống rò rỉ, sau đó cầm cả túi xối dưới vòi nước lạnh cho đến khi thịt được rã đông hoàn toàn. Hoặc bạn cũng có thể ngâm túi thực phẩm đã được bọc kín trong bồn nước, thay nước sau mỗi 30 phút cho đến khi thịt được rã đông.
Rã đông thức ăn thừa
Có thể rã đông thức ăn thừa bằng cách để dưới ngăn mát tủ lạnh hoặc lò vi sóng. Tuy nhiên cần nấu lại trước khi ăn và nếu còn thừa, tuyệt đối không cấp đông trở lại.
Minh Anh
Nếu bạn không biết bảo quản dưa hấu và hoa quả trong tủ lạnh đúng cách, chúng có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh tiêu hóa nguy hiểm.
" alt=""/>Rã đông thịt tưởng dễ, có 2 thói quen hàng triệu người làm saiĐể thúc đẩy chuyển đổi số tại địa phương, Tỉnh ủy, UBND tinh Đồng Nai đã ra Nghị quyết và Chương trình chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2025.
Hiện thức hóa mục tiêu nâng cao chỉ số về mức độ chuyển đổi số của Đồng Nai năm 2022, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở TT&TT và các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Chương trình của UBND tỉnh về chuyển đổi số và kế hoạch chuyển đổi số ngành, địa phương đến năm 2025 đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định 5003 ngày 30/12/2020.
Đẩy mạnh và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến, an toàn thông tin trên môi trường mạng... Chú trọng tuyên truyền kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng và văn hóa ứng xử trên môi trường mạng để cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, học sinh, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ và nâng cao nhận thức, tích cực tham gia.
Tăng cường ứng dụng và phát triển CNTT trong công tác quản lý nhà nước và ứng dụng chuyên ngành. Cùng với đó, tuyên truyền, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 hiệu quả; rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm phí, lệ phí đối với các thủ tục hành chính thực hiện theo hình thức trực tuyến mức 3, 4.
UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa được yêu cầu chỉ đạo hệ thống truyền thanh cấp huyện, xã khẩn trương xây dựng chuyên mục và cung cấp tin, bài về chuyển đổi số phát sóng định kỳ hàng tuần hoặc tối thiểu hàng tháng.
Sở TT&TT tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố. Sở cũng được giao nhiệm vụ phải nâng cao điểm số chuyển đổi số của tỉnh trong năm 2022; nghiên cứu giải pháp của các doanh nghiệp ICT để triển khai và thí điểm những nội dung về chuyển đổi số cho cơ quan nhà nước trên địa bàn theo nội dung thỏa thuận hợp tác đã ký kết.
Cải thiện chỉ số chuyển đổi số của tỉnh trên 3 trụ cột
Đáng chú ý, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai còn giao các nhiệm vụ, nội dung nhằm nâng cao chỉ số phát triển các trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số của địa phương.
Về Chính quyền số, tham mưu triển khai các nội dung của Đề án phát triển đô thị thông minh tỉnh Đồng Nai đến năm 2025; tham mưu ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; kết nối, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia...
Với phát triển kinh tế số, các nhiệm vụ Sở TT&TT cần thực hiện để nâng cao chỉ số này gồm: tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, chương trình đánh giá xác định chỉ số mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số; tham mưu thực hiện kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh...
Các nhiệm vụ, nội dung nâng cao chỉ số phát triển xã hội số mà Sở TT&TT tỉnh Đồng Nai cần tập trung là: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, phổ biến nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp tại địa phương; tham mưu xây dựng kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế; tham mưu thực hiện việc thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số đến cấp đơn vị, cơ sở, phường, xã, tổ, đội...
Vân Anh
Kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, tỉnh - DTI 2020 vừa được công bố. Trong năm đầu tiên thực hiện, báo cáo này được đánh giá đã thành công khi vẽ ra bức tranh toàn diện về chuyển đổi số Việt Nam.
" alt=""/>Đồng Nai đặt mục tiêu tăng 10 bậc về chuyển đổi số“Mỗi lần lọc máu, gia đình phải tạm ứng 20 triệu đồng. Đến nay, cha đã lọc máu 3 lần, tạm ứng 60 triệu. Cha mẹ lớn tuổi và có nhiều bệnh nên lâu nay ở nhà làm vườn. Chị gái tôi làm công nhân ở TP.HCM, tôi buôn bán. Hai chị em đi làm rồi gửi tiền về phụ cha mẹ. Lần này, chúng tôi chỉ biết cố gắng vay mượn khắp nơi”, chị Y. tâm sự.
Chỉ trong 2 ngày, gia đình chị Y. phải chi trả liên tục tiền viện phí khi cấp cứu ở tuyến dưới, tiền xe vận chuyển lên TP.HCM cũng như đóng tạm ứng viện phí tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chưa kể những ngày điều trị kéo dài sắp tới.
Theo Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy, hoàn cảnh gia đình bệnh nhân P.M.T rất khó khăn. Đây là hộ nghèo ở địa phương, kinh tế chủ yếu là làm nông.
“Mặc dù bệnh nhân T. có Bảo hiểm y tế nhưng chi phí điều trị lớn do phải lọc máu liên tục, dự kiến con số có thể lên đến 200 triệu đồng, vượt quá khả năng của gia đình người bệnh”, ông Hiển nói. Hiện Phòng Công tác xã hội đang nỗ lực tìm phương án, kêu gọi hỗ trợ để giúp đỡ trường hợp này.
Như VietNamNetđã đưa tin, ngày 14/10, cụ bà P.T.P. (83 tuổi) phát hiện con ruột là ông P.V.Y. (45 tuổi) nằm chết. Người nhà tưởng ông Y. tử vong do bệnh lý nên không trình báo chính quyền.
Đến tối cùng ngày, con gái pha cho cụ P. 100ml sữa. Sau khi uống sữa, cụ P. có biểu hiện tức ngực, khó thở và nôn ói. Khoảng 5 phút sau, cụ tử vong tại nhà. Gia đình nghĩ cụ P. mất do bệnh lý nên không trình báo công an.
Ngày hôm sau, ông P.M.T. (55 tuổi, con cụ P.) đến phụ đám tang. Tại đây, ông T. cũng pha 150ml sữa uống. Khi uống được khoảng 50ml sữa, ông bị nhức đầu, chóng mặt, nôn ói nên được đưa đi cấp cứu. Sau đó, ông T. được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) trong tình trạng rất nặng: tổn thương gan, thận, phổi, cơ tim; thở máy và phải lọc máu hấp phụ.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy nhận định bệnh sử của ông T. khá phức tạp. Người mẹ và em trai lần lượt tử vong, khả năng có liên quan đến một loại sữa bột, trong khi trước đó đều khỏe, sinh hoạt bình thường. Theo các bác sĩ, người bệnh bị ngộ độc cấp dẫn đến tổn thương đa tạng, suy hô hấp cấp. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được độc chất.